Có nên peel da mặt không?

Có nên peel da mặt không là một trong những câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Mỹ Mỹ Clinic tham khoả ngay trong bài viết sau.

Peel da là gì? Có các loại peel da nào?

Peel da (peel da hóa học) là một phương pháp chăm sóc da an toàn, phổ biến mà không gây đau đớn. Bằng cách sử dụng hoạt chất hóa học để kích thích tái tạo da, peel da giúp cải thiện vấn đề da và mang lại làn da sáng mịn.

Đặc biệt, quá trình này cũng giúp tế bào da cũ bong tróc nhanh chóng, thay thế bằng tế bào mới. Từ đó, da sẽ trở nên đều màu và khỏe mạnh hơn.

Có ba loại peel da thường được sử dụng:

  • Peel da nông: Là phương pháp nhẹ nhàng nhất, giúp loại bỏ lớp biểu bì đến tầng tế bào đáy mà không cần gây tê. Sau khi thực hiện, da sẽ phục hồi sau 7-10 ngày, thích hợp cho việc điều trị làn da sạm màu và tổn thương do ánh nắng.
  • Peel da trung bình: Phương pháp sử dụng axit trichloroacetic (TCA) để lột đi lớp bì nhú đến bì lưới của trung bì. Quá trình lột da kéo dài 10-14 ngày, hiệu quả trong việc làm mờ vết thâm và giảm nhăn nông.
  • Peel da sâu: Thường sử dụng phenol để peel đến lớp bì lưới. Có rủi ro cao về nhiễm trùng và sẹo. Phù hợp cho điều trị sẹo và các rối loạn sắc tố, nhưng ít được sử dụng cho da sạm màu.

Có nên thực hiện phương pháp peel da mặt không?

Quyết định thực hiện phương pháp peel da mặt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng da hiện tại, mục tiêu làm đẹp và yêu cầu cá nhân. Nếu bạn muốn cải thiện vấn đề như mụn, sẹo, thâm nám, và làm sáng da, thì peel da là một giải pháp hiệu quả.

Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và nên tránh thực hiện tại nhà, để đảm bảo an toàn. Trước khi quyết định, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc chuyên viên làm đẹp để đánh giá tình trạng da của bản thân và nhận được sự tư vấn phù hợp.

Đối tượng nên và không nên thực hiện peel da

Chỉ định với những đối tượng:

  • Rối loạn sắc tố như nám, tăng sắc tố sau viêm, tàn nhang, đồi mồi.
  • Mụn trứng cá bao gồm sẹo rỗ, sẹo thâm, cồi mụn, và cấp độ mụn từ nhẹ đến trung bình.
  • Tăng trưởng biểu bì như dày sừng tiết bã, dày sừng ánh sáng, dày sừng nang lông, và mụn cóc.
  • Mục đích thẩm mỹ như làm giảm nếp nhăn, lỗ chân lông to, và sẹo nông.

Chống chỉ định với những đối tượng:

  • Tình trạng da như vết thương hở, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm cấp tính, và viêm da cơ địa.
  • Tiền sử sẹo lồi, sẹo xấu.
  • Sử dụng isotretinoin hoặc ánh sáng trị liệu bệnh ngoài da trong vòng 6 tháng.

Tác dụng của peel da đối với da mặt

Peel da mang lại nhiều lợi ích đáng chú ý cho làn da:

  • Giải quyết mụn: Acid trong peel can thiệp sâu vào vi khuẩn gây mụn và làm sạch sâu tuyến nang lông, giúp làm khô mụn và ngăn ngừa mụn xuất hiện.
  • Cải thiện lão hóa da: Peel da kích thích tăng sinh collagen và tái tạo tế bào, giúp làn da trẻ trung hơn và ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa.
  • Trị sắc tố da: Peel da có thể làm sáng da và giảm thâm sạm, nám, và tàn nhang bằng cách loại bỏ sắc tố tại bề mặt da.
  • Làm sáng da: Peel da loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và sợi bã nhờn, giúp da trở nên sạch sẽ, hồng hào và cải thiện tone màu.
  • Se khít lỗ chân lông: Peel da loại bỏ chất thừa và tế bào chết, giúp lỗ chân lông trở nên nhỏ gọn và da mịn màng.
  • Kiểm soát dầu nhờn: Peel da giúp cân bằng độ pH da và loại bỏ dầu thừa, giúp kiểm soát dầu nhờn một cách hiệu quả.

Tác dụng phụ thường gặp khi lựa chọn peel da

Các tác dụng phụ thường gặp khi lựa chọn peel da bao gồm:

  • Đỏ và sưng: Da trở nên đỏ và sưng sau quá trình peel, thường kéo dài trong vài ngày.
  • Đau rát và cảm giác khó chịu: Cảm giác này thường xuất hiện ngay sau khi peel da và có thể kéo dài trong một thời gian ngắn.
  • Kích ứng da: Một số người có phản ứng với hoạt chất trong peel, gây kích ứng như ngứa và đỏ.

Các hoạt chất được sử dụng trong peel da là gì?

Các hoạt chất phổ biến trong peel da bao gồm:

  • AHA (Alpha hydroxy acid): Citric acid (từ chanh, quả dứa, cam), Glycolic acid (từ đường mía), Malic acid (từ quả táo), Tartaric acid (từ quả nho), và Lactic acid (từ trái việt quất hoặc sữa chua), giúp làm bóng và làm sạch tế bào sừng.
  • BHA (Beta hydroxy acids): Acid salicylic (SA), là lựa chọn tốt cho mụn trứng cá, giúp mở các lỗ chân lông bị tắc và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Trichloroacetic acid (TCA): Sử dụng từ trung bình đến sâu để điều trị rối loạn sắc tố và sẹo ở mặt, với nồng độ từ 20% đến 50%.

Quy trình thực hiện peel da cơ bản chuẩn y khoa

Quy trình peel da cơ bản theo chuẩn y khoa bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn tẩy trang và làm sạch vùng cần peel.

Bước 2: Sau đó, các chuyên viên sử dụng mỡ vaseline bảo vệ những vùng da peel.

Bước 3: Tiếp đó, các chuyên viên sẽ áp dụng dung dịch peel phù hợp lên da đã được làm sạch.

Bước 4: Kế đó, bạn sẽ được lau sạch da bằng khăn lạnh, kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để làm dịu và phục hồi da sau quá trình peel.

Bước 5: Cuối cùng, các bác sĩ sẽ tư vấn chăm sóc sau peel là hoàn tất.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi có nên peel da mặt không. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc đưa ra lựa chọn phù hợp để có được làn da khoẻ mạnh, trắng sáng.

TƯ VẤN CÙNG CHUYÊN GIA
THẨM MỸ VIỆN MỸ MỸ CLINIC & SPA

0965.180.950