Tiêm ha là gì? Lợi ích và tác hại của phương pháp tiêm HA

Tiêm HA là phương pháp làm đẹp phổ biến và được đánh giá cao trong việc cải thiện sắc đẹp. Vậy tiêm HA là gì, hãy cùng Mỹ Mỹ Clinic giải đáp ngay trong bài viết sau.

HA là gì? Tiêm HA là gì?

HA (Hyaluronic Acid), là một loại glucoaminoglycans tồn tại trong cơ thể, giữ nước cho da và ức chế quá trình lão hóa. Khi cơ thể già đi, HA giảm dần, dẫn đến da mất độ ẩm và xuất hiện nếp nhăn. Việc sử dụng HA tiêm giúp cung cấp độ ẩm và chậm quá trình lão hóa da.

Tiêm HA là phương pháp truyền dưỡng chất HA trực tiếp vào da bằng đầu kim, giúp da sáng bóng và ngăn ngừa lão hóa. Khác với việc tiêm filler HA để điều chỉnh khuôn mặt, tiêm HA có hai loại là không liên kết chéo và có liên kết chéo. Bác sĩ sẽ chọn sản phẩm phù hợp với mục đích và vị trí cần tiêm.

Tiêm HA có tác dụng gì đối với làn da?

Tiêm HA mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Các phân tử HA có khả năng giữ nước, giúp da trẻ trung hơn. Việc tiêm HA giữ độ ẩm, tăng độ đàn hồi, cải thiện da khô và nếp nhăn.

Ngoài ra, HA ức chế phân huỷ collagen và elastin, bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại, giúp da khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm HA chỉ kéo dài từ 6-12 tháng, vì vậy cần tiêm lại định kỳ để duy trì làn da tươi trẻ.

Khi nào nên lựa chọn tiêm HA?

Tiêm vi điểm HA là lựa chọn an toàn cho mọi loại da, được khuyến khích sử dụng từ tuổi 20 để ngăn ngừa lão hóa và cấp ẩm. Đặc biệt phù hợp cho da có dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, da khô, nhạy cảm, trũng, hoặc chảy xệ. Đây là phương pháp làm đẹp an toàn, không cần phải "đụng" dao kéo.

Chỉ định và chống chỉ định khi tiêm HA

Chỉ định khi tiêm HA:

Tiêm HA vi điểm là phương pháp an toàn, hiếm khi gây phản ứng phụ. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da tại các bệnh viện uy tín trước khi tiêm HA.

Chống chỉ định khi tiêm HA:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người bệnh tiểu đường không kiểm soát được đường huyết.
  • Người đang mắc bệnh nhiễm trùng da.
  • Người bị rối loạn đông máu.
  • Người nhiễm Herpes trên mặt.
  • Người suy giảm miễn dịch nặng.
  • Người mắc các bệnh toàn thân nặng.

Ưu và nhược điểm của phương pháp tiêm HA

Ưu điểm

Nhược điểm

- Phương pháp tiêm vi điểm không gây tổn thương da.

- Phù hợp với mọi giới tính và độ tuổi.

- Không đau đớn và không để lại sẹo.

- Hiệu quả ngay lập tức, không cần nghỉ dưỡng.

- Không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

- Tính tạm thời, cần phải tiêm lại sau 6 - 12 tháng.

- Cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh các biến chứng như da tím tái, sưng đau, viêm nhiễm hoặc hoại tử. Trong trường hợp này, cần tìm bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để điều trị an toàn.

Phương pháp tiêm HA có tốt không?

HA là thành phần tự nhiên trong cơ thể, vì vậy tiêm HA được coi là phương pháp an toàn với tỷ lệ tác dụng phụ gần như không đáng kể. Ngoài ra, tiêm HA còn giúp trẻ hóa da, cải thiện độ ẩm, đàn hồi và sự sáng bóng của da, làm mờ nếp nhăn và ngăn chảy xệ.

Tác hại của tiêm HA bạn cần biết

Tiêm HA đôi khi sẽ gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Kích ứng da, dị ứng da: Khả năng gặp phải rất hiếm nhưng nhưng người có da cực kỳ nhạy cảm sẽ gặp phải phản ứng với phân tử HA tổng hợp, gây châm chích, ngứa và mẩn đỏ.
  • Sưng, bầm da: Kim tiêm HA chạm vào mạch máu nhỏ, đôi khi sẽ gây sưng tấy hoặc bầm tím. Tuy nhiên, vết bầm này thường tự tan sau vài ngày.
  • Nhiễm trùng: Việc tiêm HA trong một số trường hợp gây nhiễm trùng nếu không tuân thủ quy trình vô khuẩn, dẫn đến sinh u hạt sau tiêm. Do đó, việc chọn bệnh viện uy tín với chuyên gia Da liễu - Thẩm mỹ Da là rất quan trọng.

Quy trình tiêm HA chuẩn y khoa

Hướng dẫn quy trình tiêm HA chuẩn y khoa:

Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ đánh giá da và đề xuất liệu trình tiêm HA phù hợp.

Bước 2: Kế đến, kỹ thuật viên làm sạch da và tẩy tế bào chết.

Bước 3: Sau đó, bác sĩ gây tê vùng da cần tiêm.

Bước 4: Tiếp đó, kỹ thuật viên chụp ảnh tình trạng da trước tiêm HA và chuẩn bị dụng cụ tiêm.

Bước 5: Kế đó, kỹ thuật viên sát trùng da trước khi tiêm.

Bước 6: Tiếp đến, bác sĩ tiêm HA trên vùng da cần điều trị.

Bước 7: Cuối cùng, kỹ thuật viên sát trùng và hướng dẫn chăm sóc da sau tiêm là hoàn tất.

Lưu ý trước và sau khi tiêm HA

Trước khi tiêm:

  • Người có da nhiễm trùng cần điều trị trước khi tiêm HA để tránh nhiễm trùng nặng hơn.
  • Người bị rối loạn đông máu có thể gặp vấn đề về chảy máu và cầm máu sau tiêm.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tiêm HA vì nguy cơ truyền từ mẹ sang con.

Sau khi tiêm: Theo dõi tình trạng da để phát hiện và kiểm soát các biểu hiện như đỏ, ngứa. Đề nghị thăm khám bác sĩ nếu cần.

Chăm sóc da sau khi tiêm HA hiệu quả

Hướng dẫn chăm sóc và hồi phục sau khi tiêm HA:

  • Dùng nước muối sinh lý hoặc đắp mặt nạ để giảm sưng đỏ.
  • Tránh sử dụng hóa chất mạnh và các loại kem kích ứng.
  • Hạn chế tác động mạnh vào vùng tiêm và không xoa bóp.
  • Tránh xông hơi và đi bơi trong 3 ngày đầu.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng và thực hiện bước chăm sóc da bình thường sau 3 ngày.

Tiêm HA và filler khác nhau như thế nào?

Tiêm HA không hẳn là filler. Bởi vì tiêm HA chia thành hai loại chính là tiêm vi điểm HA không liên kết chéo và tiêm HA dạng định hình với liên kết chéo (hay còn gọi là filler). Hiểu một cách khác, filler là một dạng tiêm HA.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi tiêm HA là gì. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp làm đẹp này để suy trì nhan sắc.

TƯ VẤN CÙNG CHUYÊN GIA
THẨM MỸ VIỆN MỸ MỸ CLINIC & SPA

0965.180.950